1. Biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường
Đường máu tăng kéo dài gây tổn thương mạch máu nhỏ của cầu thận theo nhiều cơ chế làm tổn thương màng lọc cầu thận dẫn đến suy giảm chức năng thận cuối cùng là suy thận.
Không chỉ thế, biến chứng tiểu đường ở thận còn đặc biệt nghiêm trọng hơn bởi chúng không có biểu hiện rõ ràng, chỉ đến khi đã tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm như suy thận hay hội chứng thận hư thì mới phát hiện ra. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần chú ý theo dõi, nếu nhận biết các dấu hiệu sau cần đi khám ngay để được chẩn đoán và có hướng điều trị hợp lý:
- Chán ăn, mệt mỏi
- Tăng huyết áp
- Hiện tượng nước tiểu sủi bọt
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm
Theo thông tin trên Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế, với các biến chứng thận, có đến 20 - 30% bệnh nhân đái tháo đường phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Việc điều trị về sau rất tốn kém.
2. Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường
Cũng bởi ở người bệnh tiểu đường có lượng đường huyết tăng cao dẫn tới các hệ thống vi mạch, mạch máu ở mắt bị tổn thương, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường gồm bệnh võng mạc tăng sinh, không tăng sinh với các biểu hiện: mờ mắt, nổi nốt hoặc nhấp nháy (photopsias) trong tầm nhìn và mất thị lực đột ngột, nghiêm trọng, thường không đau
Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường là biến chứng khá điển hình. Trường hợp người bệnh nhận thấy thị lực suy giảm cần phải đi khám ngay, nếu để kéo dài, điều trị muộn có thể dẫn tới mù lòa.
Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường là biến chứng khá điển hình. Trường hợp người bệnh nhận thấy thị lực suy giảm cần phải đi khám ngay, nếu để kéo dài, điều trị muộn có thể dẫn tới mù lòa.
3. Biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường
Hai bệnh lý về tim mạch phổ biến mà người bệnh tiểu đường hay gặp phải nhất là bệnh mạch vành và bệnh lý mạch máu não:
- Bệnh mạch vành: Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý này có thể kể đến như: xuất hiện các cơn đau thắt ngực, lan lên cả cằm hoặc vùng vai-cánh tay; cảm thấy tức ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực,...
- Tai biến mạch máu não: Người bệnh tiểu đường khi gặp biến chứng tai biến mạch máu não có thể sẽ bắt gặp các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Triệu chứng nhẹ: đau đầu hoa mắt chóng mặt; mất thăng bằng; thị lực suy giảm; loạn ngôn; rối loạn giấc ngủ;...
- Triệu chứng nặng: ngất xỉu, hôn mê sâu; rối loạn thực vật; đột ngột bại liệt một nửa người,...
Biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh đái tháo đường với con số thống kê lên đến 80%. Điều này là do các biến chứng liên quan đến tim mạch ở người bệnh đái tháo đường rất khó nhận biết với những triệu chứng không rõ ràng.
Do đó, người mắc tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra tim mạch định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm diễn ra.
4. Biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường
Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt dễ mắc biến chứng thần kinh do tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh:
- Tổn thương thần kinh ngoại vi: Người bệnh có cảm giác kiến bò, tê, bỏng rát… ở chân và tay.
- Tổn thương thần kinh thực vật: Hệ thần kinh thực vật kiểm soát huyết áp, chi phối hoạt động hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Người bệnh tiểu đường tổn thương thần kinh thực vật dễ gặp phải các biến chứng như tụt huyết áp, đổ mồ hôi, nôn, buồn nôn, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo hoặc lỏng, lãnh cảm, rối loạn chức năng sinh dục,…
Một trong biểu hiện liên quan đến biến chứng thần kinh mà người bệnh tiểu đường hay mắc phải nhất là Bàn chân đái tháo đường. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1 - 4% người bệnh đái tháo đường bị loét chân.
Khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương, người bệnh bị rối loạn cảm giác, giảm cảm giác đau, nóng, lạnh,... Người bệnh do vậy có thể bị thương, giẫm vào các vật nhọn,... mà không hề hay biết, do đó, rất có thể dẫn đến loét, lâu lành, dễ bị nhiễm khuẩn, hoại tử. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, người bệnh có thể phải cắt cụt chi dưới.
Người bệnh đái tháo đường nên lưu ý quan sát các biến chứng ở bộ phận này. Đặc biệt, nếu bị thương ở bàn chân nên kiểm tra vết thương hàng ngày. Khi có biến chứng bàn chân tiểu đường nên thăm khám ở các cơ sở y tế để có cách điều trị hiệu quả.
5. Một số biến chứng khác
Ngoài các biến chứng điển hình ở trên, bệnh tiểu đường còn gây ra một số biến chứng khác như:
- Nhiễm toan ceton: Xảy ra do sự thiếu hụt insulin để chuyển hóa đường glucose trong cơ thể, khiến cơ thể chuyển hóa chất béo và axit amin thay thế nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể. Cơ chế này tạo ra các thể ceton trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa với các biểu hiện như: nôn, buồn nôn, đau bụng, hơi thở có mùi,... có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong
- Rối loạn cơ xương khớp: Các bệnh lý về cơ xương khớp hay gặp ở người bệnh tiểu đường có thể kể đến như: hội chứng ống cổ tay, co cứng Dupuytren, xơ cứng bì,..
- Các bệnh da liễu: Nhiễm trùng nấm da, loét da, u hạt hoại tử, bệnh bạch biến, u hạt tiêu,.. là những triệu chứng bệnh về da hay gặp ở người bệnh tiểu đường
- Trầm cảm, sa sút trí tuệ: Do những tổn thương về thần kinh, cộng thêm những lo lắng, stress khi bị bệnh khiến người bệnh tiểu đường dễ rơi vào trầm cảm, sa sút trí tuệ.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, nhưng nếu được điều trị và kiểm soát tốt, người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
GLUCOME - CHĂM SÓC TỰ NHIÊN TIỂU ĐƯỜNG TỪ CANADA
Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp Canada, nguyên liệu thảo dược 100%, được kế thừa các bài thuốc y học cổ truyền với công thức đặc biệt và lâu đời. Hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm hỗ trợ điều tiết các triệu chứng do tiểu đường gây ra như tình trạng nóng trong người, sốt khát nước, miệng khô, tiểu nhiều, bồn chồn không yên. Glucome chứa thành phần chính là Cát căn có tác dụng giúp thanh nhiệt, bù nước cho cơ thể, phối hợp với Thiên hoa phấn, kích thích đào thải glucose, hỗ trợ điều hòa đường huyết.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Glucome hoặc muốn được tư vấn về tình trạng sức khỏe của bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.
Công ty TNHH Thanh Tiến Dược Thảo:
Địa chỉ: 87F Lê Văn Duyệt, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 02862 714 818
Website: https://www.thanhtienduocthao.com/
Fanpage: Thanh Tiến Dược Thảo
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.